- Du lịch Nha Trang từ lâu đã nổi tiếng với nhiều điểm tham quan thú vị và hấp dẫn nhất không thể bỏ qua trong chuyến đi của bạn.
- Khi đến khu du lịch Nha Trang, bạn hãy đến thăm quan bi võ cạnh bảo vật Quốc gia
- Bia võ canh ở Nha Trang là một trong những bảo vật quốc gia đang được bảo tồn. Đây là điểm tham quan của nhiều du khách bởi ý nghĩa lịch sử của nó.
Bia Võ Cạnh (số đăng ký của Bảo tàng Lịch sử quốc gia: LSb 32864 (số đăng ký kiểm kê của học giả Pháp: B 2.1 = C.40) là tấm bia Chăm Pa có niên đại sớm nhất ở Việt Nam, có khi còn sớm nhất ở Đông Nam Á. Tấm bia được khắc bằng chữ Sanscrite (chữ Phạn), khắc trên đá sa thạch. Kích thước: Khoảng 1,53m x 0,72m x 0,67m. Chiều cao toàn bộ: hơn 2,5m. Phần khắc chữ: khoảng 1,40m. Chiều cao của chữ: 0,04m. Bia được tìm thấy tại ranh giới của hai làng Võ Cạnh và Phó Vân thuộc tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Bia hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
>>>>> XEM GIÁ TOUR DU LỊCH NHA TRANG TẠI ĐÂY: DU LỊCH NHA TRANG
Bia Võ Cạnh là tấm bia ký bằng chữ Phạn (Sanscrit) sớm nhất ở Đông Nam Á, được tìm thấy ở làng Võ Cạnh, phía Tây thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Tấm bia được E.Aymonier kiểm tra và dập thác bản năm 1885, được A.Bergaigne mô tả và xác định niên đại năm 1888. Năm 1915, được L.Finot kiểm tra lại trong bài tạp chí “Bia ký của Bảo tàng Hà Nội”. Bản dịch được coi là đầy đủ và chính xác nhất là bản dịch năm 1969 của Jean Filliozat. Có thể nói, người đầu tiên nghiên cứu nội dung của minh văn trên bia Võ Cạnh là A.Bergaigne, qua hai bản dập A và B. Ông Bergaigne cho rằng toàn văn bài minh là văn xuôi. Sau đó, người nghiên cứu tiếp theo là ông Louis Finot, nhận định một phần bài minh được viết bằng văn vần, niêm luật theo lối thơ vasantalilaka. L.Finot chho rằng: theo niêm luật thơ vansantalilaka, những chỗ sang dòng ở dòng thứ 8, 9, 10, 11 là đánh dấu sự chấm dứt một nửa của câu thơ về lọai hình thơ này. Trong các vế sau thì niêm luật của bài minh không còn phù hợp với loại hình thơ này nữa.
Bài minh trên tấm bia lần đầu tiên được ông Bergaigne nêu lên dưới cái tên là bài minh ở Nha Trang. Tấm bia này ngay từ đầu đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu người Pháp trong đó phải kể đến những nhân vật như Able Bergaigne, Emile Gaspardone…
Có tất cả 15 dòng chữ được khắc trên tấm bia, nhưng từ dòng 1 đến dòng 5 đã bị bào mòn. Văn bia được khắc thành 2 mặt, mỗi dòng kéo từ mặt trước ra mặt sau, chính vì vậy có người cho rằng bia được khắc ở cả 4 mặt.
Nội dung của văn bia nói về một nhân vật có tên là Sri Mara người đã có công trong việc xây dựng vương quốc Nam Chăm và quá trình hợp nhất hai vương quốc Nam Chăm và Bắc Chăm thành vương quốc Chăm Pa. Sri Mara là người sáng lập triều đại đầu tiên của vương quốc Nam Chăm, thủ phủ đóng tại vùng Panduranga (vùng Phan Rang ngày nay). Còn kinh đô Bắc Chăm (theo sử Trung Hoa còn gọi là Lâm Ấp) đóng ở Simhapura vùng Trà Kiệu – Quảng Nam ngày nay. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ VII, hai tiểu vương quốc này hợp nhất thành vương quốc Champa, Simhapura được chọn là kinh đô. Ở dòng thứ 7 có đoạn viết “…đặt để…cho cuộc khải hoàn đầu tiên”, “đêm rằm sáng giăng… đêm trăng tròn tổ chức thành công cuộc nhóm họp do đức hoàng đế lon tốt lon lành triệu tập…”
>>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Ngoài ra, tấm bia còn cho biết ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ cùng vai trò quan trọng của giới tăng lữ ở tiểu vương quốc này. Toàn bộ nội dung văn bia đã thể hiện sự du nhập nền văn minh Ấn Độ, trong đó có Phật giáo được truyền vào cư dân Chăm khá sớm (khoảng thế kỷ 1 sau công nguyên). Ở dòng thứ 9 có viết “…cùng với các nhà truyền giáo, thật là một dịp để uống lấy hàng trăm lời huấn thị của đức hoàng đế. Cùng với cả hoàng gia và hoàng tộc của đức vua Srimara”. Dòng thứ 15 có đoạn viết“…là đã chuẩn y…được sự chứng giám của vị quan tư lễ của tôi là Vi-ra. (Quan tư lễ tức là ministre, là một vị quan chuyên lo về các việc thờ cúng của nhà vua, là một vị chức sắc khá lớn trong giáo Ấn Độ được ở luôn bên cạnh nhà vua để giúp nhà vua làm lễ và thay các vị thần linh của giáo Ấn Độ để chứng giám cho buổi lễ của nhà vua)”. TS. Ngô Văn Doanh, cho rằng bia Võ Cạnh là vật chứng đầu tiên và cũng là cổ nhất ở Đông Nam Á nói về Phật giáo.
Ngoài ra tấm bia cũng nhắc đến một người cháu của vua Srimara, và có thể nhà vua đã truyền lại ngôi vua cho người cháu này. Dòng thứ 10 có viết: “…vì sự tô điểm…vì cái con người là niềm vui của gia đình của nàng con gái của người đích tôn của hoàng thượng Srimara…đã được hạ chiếu (như hạ lệnh)…đẻ ra người con thân thuộc…”. Dòng thứ 14 “…tất cả những thứ đó đều do tôi giao lại với lòng vui vẻ và có lợi ích. Đó là cái mà tôi tự cho phép và tự các nhà vua sau này cho phép”.
Thời điểm đức vua Srimara tại vị cũng là một trong những vẫn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Theo tài liệu Trung Quốc (chưa rõ ràng cho lắm) thì cho rằng vua Srimara tại vị ngay từ trước thời kỳ có bài minh Võ Cạnh. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nhà vua Srimara đã tại vị ngay tại thời điểm người cháu của ông ta cho khắc bài minh vào khối bia? Và biết đâu chính ông ta là một nhà vua cả triều đại Pandya, và chỉ con cháu ông ta lúc sang làm vua ở xứ sở mới đã nhắc đến vua Srimara như một cách để tưởng nhớ đến công ơn của đức vua.
>>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DU LỊCH ĐÀ LẠT
Có thể nói, ngày nay vương quốc Champa không còn, tuy nhiên dấu ấn về tôn giáo tín ngưỡng của vương quốc Champa quả thực là một di sản về văn hóa, lịch sử đồ sộ cho chúng ta nghiên cứu. Nghiên cứu về Chăm Pa giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại lịch sử, cũng như một nền văn hóa đặc sắc đã bị suy tàn trong lịch sử.
Nếu đến Nha Trang bạn hãy đến tham quan bảo vật quốc gia bia Võ Cạnh để tìm hiểu thêm nhiều điều đặc biệt về nó. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị với bảo vật quốc gia này.
No comments:
Post a Comment