domain, domain name, premium domain name for sales

Wednesday, June 3, 2015

Du lịch Nha Trang - Kết nối làng biển với thế giới

Du lịch Nha Trang từ lâu đã nổi tiếng với nhiều điểm tham quan thú vị và hấp dẫn nhất không thể bỏ qua trong chuyến đi của bạn.

Nói tới du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, mọi người nhớ ngay cảm giác lăn mình trên cát trắng ngắm mặt trời lên và thư thái chờ trăng treo trước biển, hay những chuyến tàu dạt dào nắng, lồng lộng gió… dâng trào kỷ niệm. Từ Hòn Miễu đến Rạn Trào, không thể quên, đêm làng chài, hỉ hả đón bữa ăn “cá chấm… cá” và tha hồ khám phá những khoảnh khắc lạ lùng, yên ả.

Từ Hòn Miễu…

Đảo Trí Nguyên còn có tên là Hòn Miễu, cách Nha Trang chỉ 15 phút “đi” thuyền máy hoặc 5 phút “chạy” canô. Theo lời kể của lão ngư Nguyễn Hồ (76 tuổi), dân trên đảo là người tứ xứ, dọc đường đi biển, dạt vào đây tránh bão, “đất lành, chim đậu”, ngày lại ngày, xóm làng thêm đông đúc. Hiện giờ, đảo Trí Nguyên có hơn 650 hộ với khoảng 3.000 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản và một số gia đình liên kết với các công ty du lịch, cung cấp dịch vụ tại làng chài.

dulichnhatrang365-ket-noi-lang-bien-voi-the-gioi
Cửa hàng nhỏ lẻ dọc đường phố Nha Trang đáp ứng nhanh nhu cầu của du khách.

>>>>>  XEM GIÁ TOUR DU LỊCH NHA TRANG TẠI ĐÂY:  DU LỊCH NHA TRANG

Làng chài Trí Nguyên là khu vực tập trung toàn bộ bè nuôi cá của ngư dân các đảo trong vịnh Nha Trang. Ông Ngọc, tổ trưởng tổ dân phố 1 đảo Vĩnh Nguyên, kể: “Mùa hè, trời yên biển lặng, cánh đàn ông trên đảo thường rủ nhau xuống bè hóng mát và lai rai nhậu. Thỉnh thoảng, bà con anh em từ phố ra, nhập “hội” câu cá, câu mực… Thế rồi, “tiếng lành đồn xa”, cứ đến cuối tuần, nhiều người thuê ca nô ra bè, tự thưởng một… bữa vui. Vài năm gần đây, các công ty du lịch nối tour, đưa khách đến tham quan làng bè, quan sát cuộc sống của những người quanh năm làm nghề nuôi trồng thủy sản và trải nghiệm cảm giác lạ trên thuyền thúng. Sau cùng, khách tha hồ chọn mua hải sản tươi sống, ở đây toàn hàng tuyển mà giá lại rẻ hơn trên bờ”.

Mỗi chiếc bè rộng khoảng 150m2, ngăn thành nhiều ô, mỗi ô nuôi một loại hải sản. Rất nhiều bạn trẻ từ những phương trời xa lạ, đến Nha Trang, nói tour ra làng bè, để được tận mắt nhìn những con mực tươi lấp lánh kim sa với tôm hùm, cầu gai, ốc bàn tay… bơi tung tẩy.

Phan Thanh Hà, du khách đến từ TP.HCM, xúc động diễn tả: “Mới tới làng, nghe bà con mách nhỏ: “Cá chấm… cá”, ngon chưa từng thấy! Hồi hộp chờ món lạ. Cuối ngày, mới hay, đó là cá tươi ướp muối ớt, nướng trên than củi thơm lừng, gỡ từng thớ thịt vừa chín tới, cuốn với rau sống, chấm nước mắm nguyên chất, ngon ngọt không tả nổi. Phải rồi, nước mắm làm từ cá, cá chấm cá, đơn giản vậy thôi, cả chủ lẫn khách hỉ hả cười vui… ngút trời!”.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia quản lý, làng chài Trí Nguyên là mô hình cộng đồng làm du lịch, dẫu tự phát song rất độc đáo, hấp dẫn và “bản sắc”.

>>>>>  CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMDU LỊCH ĐÀ NẴNG

…đến Rạn Trào

Theo ông Bùi Xuân Lương – Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch thuộc Sở VHTTDL Khánh Hòa, đến thời điểm này, làng Rạn Trào thuộc thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh là mô hình du lịch cộng đồng duy nhất trên địa bàn. Cách đây khoảng 1 thập niên, không ai nghĩ rằng, có một ngày, làng biển nghèo xơ, nghèo xác bên bờ vịnh Vân Phong sẽ có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2001, Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng – MCD (nay là Liên minh sinh vật biển quốc tế – IMA) đã tiến hành một cuộc khảo sát và khẳng định môi trường sinh thái biển ở khu vực Rạn Trào bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng khai thác quá mức và dân làng thường xuyên sử dụng chất độc, chất nổ… đánh bắt cá trong rạn san hô. Bấy giờ, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cho phép MCD thí điểm thành lập Khu bảo tồn biển Rạn Trào.

Thông qua sự điều phối của MCD, ngư dân Rạn Trào “tiến cử” 9 người tham gia nhóm hạt nhân, làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường biển và hướng dẫn bà con chuyển đổi nghề, tìm sinh kế mới thay thế. Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi vẹm xanh, hải sâm, tôm hùm…, nghề nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngư dân Rạn Trào. Tình trạng khai thác san hô trái phép giảm hẳn, số lượng các loài hải sản cư trú trong khu vực gia tăng. Hiểu rõ tầm quan trọng của rạn san hô đối với môi trường sinh thái biển, từ chỗ chỉ biết đào san hô bán lấy tiền, ngư dân Rạn Trào đã tự nguyện tham gia chương trình trồng san hô, khôi phục thảm “rừng” dưới biển. Và, “con đường” du lịch mở ra nhiều cánh cửa, kết nối Rạn Trào với cộng đồng thế giới.

>>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMDU LỊCH ĐÀ LẠT 

Ông Nguyễn Cường, một trong những “hạt nhân” của Rạn Trào, cho hay: “Nhiều công ty lữ hành đưa khách quốc tế đến Rạn Trào ngắm san hô, thưởng ngoạn phong cảnh vịnh Vân Phong và tìm hiểu phong tục, tập quán làng biển. Bà con hăng hái đăng ký làm dịch vụ du lịch, hộ nào thỏa mãn tiêu chí nhà ở sạch sẽ, hợp vệ sinh thì được đón khách nghỉ qua đêm, kết hợp phục vụ ăn, uống…”.

Dự án kết thúc, nguồn tài trợ không còn, nhưng mô hình bảo tồn biển kết hợp với du lịch cộng đồng vẫn duy trì. Từ Hòn Miễu đến Rạn Trào, bài học kinh nghiệm thực tế cho thấy, Khánh Hòa có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng (homestay) Kết nối làng biển với thế giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, đổi mới cuộc sống ngư dân ở những làng chài ven biển.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts