- Du Lịch Nha Trang sớm trở thành điểm du lịch hấp dẫn được nhiều du khách nước ngoài và nội địa lựa chọn bởi vẻ đẹp mênh mang của biển cả cùng dòng nước xanh ngát, với những bãi biển dài thướt tha, những hòn đảo thiên đường mà thiên nhiên ban tặng cho Nha Trang đã thực sự lôi cuốn trọn vẹn tình yêu, cảm tình của du khách một lần đặt chân tới thành phố biển xinh đẹp này.
- Đi du lịch Nha Trang ngoài việc thăm quan và vui chơi trên những bãi biển tuyệt đep, những khu du lịch sang trọng thì bạn còn có cơ hội khám phá những điều thú vị ở những làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa. Ghé thăm làng đúc đồng Phú Lộc Tây ở Khánh Hòa một làng nghề đúc đồng truyền thống bạn sẽ được tìm hiểu và chững kiến một nghề rất thú vị mà ít nơi có.
>>>>> XEM GIÁ TOUR DU LỊCH NHA TRANG TẠI ĐÂY: DU LICH NHA TRANG
Cách đây 5 năm, làng đúc đồng Phú Lộc Tây thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà là một làng nghề buồn, bởi gần như những nhà lò không còn thổi lửa do không có khách mua. Tưởng chừng làng nghề đã có trên 100 tuổi nằm nép mình bên dòng sông Cái này sắp bị xoá sổ nhưng giờ đây, có một sự trỗi dậy thật kỳ lạ ở nơi này.
Lớp nghệ nhân trẻ tuổi đang phát huy tinh hoa của thế hệ cha ông đi trước, áp dụng phương pháp mới trong sản xuất để tạo ra sản phẩm không những giữ được dáng vẻ truyền thống, mà còn sắc sảo hơn.
Có thể nói, linh hồn của một làng nghề chính là các nghệ nhân. Ở Phú Lộc Tây, tinh hoa của nghề đúc đồng đang được truyền lại cho lớp nghệ nhân trẻ. Người được coi là lớn tuổi nhất trong nghề hiện nay là ông Trần Lau (62 tuổi). Học nghề từ năm 12 tuổi, giờ đây ông vẫn ngồi làm khuôn đất để đúc chân đèn, lư hương, cổ bồng. Những sản phẩm đồng dưới bàn tay của ông Trần Lau có nét và đẹp hơn người khác, vì thế mà những người sành sỏi thường tới tận nhà ông để đặt hàng.
Anh Biện Phi Khanh (44 tuổi) được coi là lớp nghệ nhân mới, nhưng đã có 27 năm lăn lộn với nghề đồng. Anh cho biết: “Qua nghiên cứu kinh nghiệm của ông cha, chúng tôi đã dùng dầu thay than, xây lò nấu đồng và tạo vỏ khuôn để thuận lợi hơn trong việc đúc đồng”. Còn nhiều nghệ nhân trẻ khác như Trần Vĩnh Thân, Trần Bỉ, Huỳnh Quang Tuấn họ đều lớn lên ở mảnh đất này và giờ đây đang làm hồi sinh làng nghề đã có thời gian dài mai một.
>>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DU LICH ĐÀ NẴNG
Làng Phú Lộc Tây chuyên đúc các loại chân đèn, lư hương… dành cho thờ cúng. Nguyên liệu chính để đúc là đồng phế liệu. Các lò đồng ở đây hiện vẫn giúp nhau theo lối “đổi công”, nghĩa là khi nhà này nấu đồng thì nhà kia qua giúp rồi xoay trở lại.
Hiện nay, sản phẩm của Phú Lộc Tây được tiêu thụ mạnh bởi đời sống của người dân đã được nâng cao, việc sắm một bộ đồ thờ bằng đồng không còn vượt quá khả năng kinh tế của gia đình. Bên cạnh đó, phải ghi nhận sự sáng tạo của các nghệ nhân, đã biến món đồ tưởng chừng không có gì cầu kỳ thành một thứ trang trí mỹ thuật trong nhà.
Sự hồi sinh của một làng nghề không những giải quyết được công ăn việc làm cho chính người dân địa phương, mà còn là một nét văn hoá làng quê độc đáo. Riêng với Phú Lộc Tây, đây còn là niềm tự hào của nhiều thế hệ quyết tâm giữ lại nét riêng của mình sau hơn một trăm năm.
Một năm sau ngày miền Nam giải phóng, các hộ đúc đồng ở Phú Lộc Tây được quy tụ lại thành tổ chức tập thể Tổ hợp đúc Phú Lộc, sau đó nâng cấp mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thành Hợp tác xã đúc Cao Thắng với trên 100 xã viên.
Làng Phú Lộc Tây chuyên đúc các loại chân đèn, lư hương… dành cho thờ cúng. Nguyên liệu chính để đúc là đồng phế liệu. Các lò đồng ở đây hiện vẫn giúp nhau theo lối “đổi công”, nghĩa là khi nhà này nấu đồng thì nhà kia qua giúp rồi xoay trở lại.
Có hai cách nung phế liệu đồng, trước đây dùng hai bể thổi lửa than hoa như lò rèn, hoặc đun bằng dầu nhớt, còn sau này chuyển đổi bằng khí đốt Oxygen. Dù nung theo cách nào, nhiệt độ lửa phải lên tới 1.000 độ thì đồng mới nóng chảy.
Ngày trước nồi nung và gáo múc đồng sau khi nóng chảy ở thể lỏng đều làm bằng đất sét. Nồi nung đặt chìm trong bể lửa, đồng nóng chảy có màu đỏ rực như lửa, một số tạp chất nổi trên bề mặt phải vớt ra trước khi đổ vào khuôn sản phẩm. Bây giờ thì nồi nung được làm từ phần đáy vỏ quả bom 500 cân Anh, nhưng nung đồng vài lần phải thay thế nồi khác.
>>>>> XEM THÊM: DU LICH ĐÀ LẠT
Trước khi nung đồng phải chuẩn bị khuôn sản phẩm làm bằng đất sét, tùy theo vật dụng sẽ đúc như bát hương, bộ đèn thờ tổ tiên, chuông, cổ bồng hoa quả, chiêng, phèng la… Chỉ riêng bộ đèn thờ có ba cỡ: đại, trung, tiểu. Bộ lớn nhất cao 55 cm đúc 20 kg đồng, bộ nhỏ nhất cao 25 cm đúc 5 kg đồng. Cá biệt tại chùa Thiên Quang ở Phú Lộc Tây có một bộ đèn thờ cao 1,1m do ông Biện Cư đúc 50 kg đồng, ông Cư cũng là người đã đúc hàng trăm tượng Bác Hồ bán thân bằng đồng cho nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi đúc sản phẩm, nghệ nhân phải làm nguội bằng những thao tác cắt, gọt, làm láng…
Hiện nay, sản phẩm của Phú Lộc Tây được tiêu thụ mạnh bởi đời sống của người dân đã được nâng cao, việc sắm một bộ đồ thờ bằng đồng không còn vượt quá khả năng kinh tế của gia đình. Bên cạnh đó, phải ghi nhận sự sáng tạo của các nghệ nhân, đã biến món đồ tưởng chừng không có gì cầu kỳ thành một thứ trang trí mỹ thuật trong nhà.
Sự hồi sinh của một làng nghề không những giải quyết được công ăn việc làm cho chính người dân địa phương, mà còn là một nét văn hoá làng quê độc đáo. Làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây là niềm tự hào của những người con Khánh Hòa bởi thương hiệu và sự chất lượng của các sản phẩm do chính tay những nghệ nhân tâm huyết và yêu nghề làm ra.
No comments:
Post a Comment