Điểm du lịch Sapa đang được xây dựng thương hiệu khu du lịch nghỉ dưỡng núi tiêu biểu khu vực Đông Nam Á. Đây là mộtt mục tiêu quan trọng của việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng rừng được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng.
Những đường đèo quanh co xuyên qua các cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ, quang cảnh du lịch Sapa bỗng chốc bừng lên khi gặp những triền ruộng bậc thang của bà con các dân tộc H'Mông, Thái. Nhìn từ trên cao xuống, những cánh đồng ruộng hiện lên như một bức tranh muôn màu.
Cánh đồng lúa chín vàng, thơ mộng:
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, nên gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe, vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.
Người dân tộc sống quanh đây rất đỗi giản dị và mộc mạc.
Không chỉ là một cung đường đèo nổi tiếng trong du lịch, địa danh Khau Phạ còn gắn liền với những chiến công được ghi trong lịch sử cách mạng tỉnh Yên Bái: Trước năm 1945, đội du kích Khau Phạ đã lợi dụng địa hình nương theo mây gió đặc trên đèo, "xuất quỷ nhập thần" bằng súng kýp, bẫy đá liên tục đánh chặn các cuộc hành quân của thực dân Pháp từ Nghĩa Lộ đi Lai Châu, Lào Cai và ngược khiến quân Pháp hãi hùng, kiêng nể gọi họ là "những chiến binh mây mù".
No comments:
Post a Comment