Long ốc vít: Một người dùng Reddit có tên tài khoản Skips_LegDay đã đăng bức ảnh chụp một ốc vít găm vào cửa kính máy bay. Anh cho biết: “Vào khoảng giữa chuyến bay, tôi nghe tiếng động lớn, nhìn ra cửa sổ và thấy một ốc vít đã bung ra và cắm vào cửa sổ. Những người xung quanh tôi đều nghe thấy tiếng động và tỏ ra lo lắng khi biết nguyên nhân”. Anh báo lại cho tổ bay. Sau khi máy bay hạ cánh an toàn, phi công nói với anh rằng chưa từng thấy sự việc như thế trong suốt 25 năm cầm lái. Ảnh:Telegraph.
Động cơ bốc cháy: Động cơ chiếc Boeing 767 của hãng Transaero đã bốc cháy sau khi cất cánh không lâu từ một sân bay ở Barcelona (Tây Ban Nha). Máy bay bắt đầu rung lắc mạnh sau khi vừa cất cánh, và phải hạ cánh khẩn cấp. Một hành khách phát hiện ra cánh máy bay bốc cháy và vô cùng hoảng sợ. Tổ bay đã tắt động cơ sau khi sự cố diễn ra khoảng 30 giây, và dành nửa tiếng thải bớt nhiên liệu để giảm trọng lượng. Máy bay đã hạ cánh an toàn ở sân bay Barcelona. Ảnh: Telegraph.
>>> Tham khảo một số: Tour Du Lịch Nha Trang giá rẻ hấp dẫn nhất mùa hè 2016
Va chạm: Hai chiếc máy bay của hãng Ryanair đã quệt phải cánh nhau trên đường băng ở sân bay Dublin (Ireland), tháng 10/2014. May mắn là không có ai bị thương, hành khách được đưa xuống khỏi máy bay và phải chờ đợi một thời gian. Ảnh:Standard.
Động cơ bung vỏ: Tuần này, chuyến bay của hãng American Airlines tới San Francisco (Mỹ) buộc phải quay về cảng hàng không Phoenix (Mỹ) sau khi một phần vỏ động cơ rơi xuống. Máy bay chở 136 hành khách đã hạ cánh an toàn, không hành khách nào bị thương. Một khách đi máy bay đã chụp được hình ảnh này. Ảnh: Telegraph.
Nhiễu loạn không khí: Tháng 5, một chuyến bay của hãng Etihad từ Abu Dhabi (UAE) tới Jakarta (Indonesia) đã gặp nhiễu loạn không khí mạnh và bất ngờ, gây rung lắc mạnh và khiến hành khách khiếp đảm. Một đoạn video ghi lại cảnh hành khách la hét, khóc lóc bám chặt vào ghế, hoặc cầu nguyện. Ảnh: Telegraph.
>>> Khám phá vẻ đẹp Thành Phố Biển Nha Trang
Cửa mở khi đang bay: Đầu năm 2016, một máy bay chở khách của Hàn Quốc đang ở độ cao 3.000 m thì phát hiện ra một cánh cửa chưa được đóng kín, khiến hành khách hoảng sợ trước tiếng gió rít. Một số hành khách cho biết họ bị buồn nôn và đau tai, triệu trứng của việc áp suất cabin giảm dần. Các nhà chức trách cho biết không có ai bị thương nặng hay phải vào bệnh viện. Ảnh: Scoopnest.
Bung động cơ: Tháng 10/2016, chuyến bay của hãng Sky Airline từ Santiago (Chile) tới Copiapo (Chile) đã phải hạ cánh khẩn cấp khi các tấm ốp động cơ trái bung ra trong quá trình chạy trên đường băng, ngay trước khi máy bay cất cánh. Hành khách chuyển sang một chuyến bay khác và máy bay được đưa đi sửa chữa. Ảnh: Rt.
Tường nứt: Năm 2014, một chuyến bay của hãng American Airlines tới San Francisco (Mỹ) từ Dallas (Mỹ) đã phải hạ cánh khẩn cấp, khi tấm ốp tường cabin đột ngột nứt ra. Không ai trong số 184 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn bị thương. Cabin không bị giảm áp suất và mặt nạ oxy không bung xuống. Hành khách James Wilson đã quay lại sự cố và đăng tải trên Facebook để vợ anh có thể biết chuyện gì xảy ra nếu máy bay rơi. Ảnh: Mashable.
>>> Xem thêm vẻ đẹp thành phố Du Lịch Phú Yên
Cánh quạt bay: Một hành khách của Air Canada đã bị thương vào tháng 11/2014 khi cánh quạt máy bay gãy và cắt qua cabin, bay trúng đầu cô. Christina Kurylo ngồi cạnh cửa sổ khi máy bay bắt đầu xuống đường băng, cánh quạt bên phải đã gẫy văng ra và cắm vào thân máy bay. Chiếc máy bay đã chật vật hạ cánh, rung lắc mạnh và cabin đầy khói. Khi máy bay dừng hẳn, hành khách đã vui mừng hoan hô và huýt sáo. Nữ hành khách đã được đưa đến bệnh viện. Cô bị chấn động nhẹ, đau cổ, vai và đầu bầm tím. Ảnh: Linkis.
Đâm hụt: Tháng 7/2014, hai máy bay chở khách đã suýt đâm vào nhau tại một sân bay ở Barcelona (Tây Ban Nha). Chiếc Boeing 767 của hãng UTair đang chuẩn bị hạ cánh xuống El Prat thì chiếc Airbus A340 của Aerolineas Argentineas đi ngang đường băng, khiến phi công UTair phải cho máy bay bay lên khẩn cấp. Anh đã hạ cánh an toàn sau khi bay một vòng. Hành khách Miguel Angel mô tả lại sự việc như "trải nghiệm tồi tệ nhất đời". Ảnh: Telegraph.
No comments:
Post a Comment