Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803 và khởi công xây dựng từ 1805 và được hoàn chỉnh dưới triều vua Minh Mạng.
Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương xoay mặt về hướng Nam và được xây dựng theo kiến trúc Vauban có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành.
Hoàng thành : Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế,đây là nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.
Tử Cấm thành : Là vòng thành trong cùng, nằm bên trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành và được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803) và đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.
Tham quan các di tích trong Kinh Thành Huế
Kỳ Đài : Hay còn gọi là Cột Cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình.Trường Quốc Tử Giám : Được xây dựng vào thời vua Gia Long năm 1803, đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn.
Điện Long An : Điện được xây dựng vào năm 1845 thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định và làm nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân.
*Du lịch Nha Trang Đà Lạt
Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế : Hiện nay bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế trước đây.
Đình Phú Xuân : Được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XIX ở tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế và cách trung tâm thành phố 2 km.
Hồ Tịnh Tâm : Là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Trước đây, hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Vào năm 1838 vua Minh Mạng cho tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm.
Tàng thư lâu : Được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong kinh thành Huế và dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây được coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước.
Viện Cơ Mật - Tam Tòa : Là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh.
Đàn Xã Tắc : Đàn Xã Tắc được xây dựng dưới thời vua Gia Long năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc).
Cửu vị thần công : Là tên gọi 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn vua Gia Long liền cho các nghệ nhân tập trung tất cả chiến lợi phẩm là binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công để làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình.
Xem thêm : http://dulichvanminh.vn/tour/du-lich-ha-noi-hue-4-ngay-3-dem.htm
No comments:
Post a Comment